Đá Phạt Gián Tiếp – Luật Bóng Đá Quy Định Những Điều Gì?

Tìm hiểu về đá phạt

Đá phạt gián tiếp là một trong những luật lệ áp dụng chung trong các trận đấu bóng đá. Tuy nhiên, nhiều người trong số chúng ta vẫn chưa biết về cách xử phạt và quyền lợi được hưởng tính như thế nào. Vậy nên, Cakhia Network sẽ giúp bạn hiểu một cách chi tiết, cụ thể về nội dung này ngay trong bài viết.

Tìm hiểu về đá phạt

Bóng đá là một môn thể thao phổ biến và có sức hút lớn nhất trên thế giới. Để đảm bảo tính công bằng, mỗi một trận đấu đều phải diễn ra theo luật lệ chung và bạn cần hiểu để tránh những trường hợp bị xử phạt không đáng có.

Tìm hiểu về đá phạt
Tìm hiểu về đá phạt

Vậy bạn có biết đá phạt là gì không? Đa số các bộ môn thể thao dùng chân, đặc biệt là bóng đá thì đều được tính là hình thức khởi động lại trận đấu. Cầu thủ sẽ thực hiện hành động sút bóng hướng vào sân hoặc về phía cầu môn đội đối phương. 

Hình thức đá phạt hiện nay được chia thành 2 loại: Đá phạt trực tiếp và đá phát gián tiếp, được quy định ở điều 13 luật bóng đá. Đội được hưởng cú đá sẽ là đội bóng bị cầu thủ đối phương phạm lỗi.

Đá phạt gián tiếp là gì?

Tương tự như những hình thức đá phạt khác, sút phạt gián tiếp sẽ được trọng tài đưa ra quyết định. Theo luật bóng đá FIFA ban hành thì trường hợp nhận thấy tình huống phạm lỗi có đụng chạm với một cầu thủ đối phương. 

Khái niệm quả phạt gián tiếp

Đây được xem là một hình thức với mục đích bắt đầu lại trận đấu bóng đá sau những pha phạm lỗi. Và sẽ được trao trực tiếp cho một đội sau các hành vi vi phạm về kỹ thuật từ đội đối phương được quy định trong luật bóng đá.

Vị trí thực hiện sút phạt

Trong một quả đá phạt gián tiếp, đội bị phạm lỗi sẽ được quyền thực hiện cú sút bóng từ mặt đất. Theo luật FIFA, vị trí thực hiện sẽ được quy định có thể là ngay tại nơi thực hiện hành vi phạm lỗi hoặc vị trí bóng khi trọng tài quyết định tạm dừng trận đấu. 

Hướng sút là tự do, tùy thuộc vào từng cầu thủ nhưng phải xuất phát từ mặt đất. Yêu cầu với cầu thủ đối phương là phải cách quả bóng ít nhất là 10 thước Anh, tức là 9,1m.

Vị trí thực hiện sút phạt
Vị trí thực hiện sút phạt

Đặc điểm của đá phạt gián tiếp

Cầu thủ thực hiện quả phạt gián tiếp vào lưới đối phương thường không được phép ghi bàn trực tiếp. Muốn được tính hay công nhận là có bàn thắng, bắt buộc phải thuộc những tình huống sau:

  • Trước tiên, trên đường đi của bóng phải chạm vào một trong số các cầu thủ khác của hai đội thì bàn thắng lúc này mới được công nhận.
  • Trường hợp thủ môn thực hiện bắt bóng hụt và đã chạm vào bóng thì vẫn tính là đã ghi bàn.

Nếu bóng đi vào khung thành từ tình huống đá phạt gián tiếp, không chạm vào bất cứ ai thì sẽ có quả phát bóng lên cho đội đối phương. Một trường hợp đặc biệt khác là quả bóng đi vào khung thành của đội được thực hiện pha đá phạt, thì một quả phạt góc sẽ được đối phương hưởng.

Có thể nhận thấy, hình thức này không giống với đá phạt trực tiếp. Một lỗi vi phạm bởi quả đá phạt gián tiếp sẽ không gây nguy hiểm lớn cho khung thành. Trường hợp một số tình huống xảy ra trong vòng cấm thì pha hưởng lợi này đôi khi cũng chỉ được thực hiện như một pha đá gián tiếp.

Luật đá phạt gián tiếp trong bóng đá

Quả phạt gián tiếp thường được thiết lập theo luật với quy định chung, ban có thể tham khảo nội dung sau.

Ký hiệu phạt gián tiếp

Trong 1 quả đá gián tiếp, trọng tài thường là người đưa ra quyết định sau khi nâng cánh tay lên trên đầu và giữ nguyên đó cho đến khi có cầu thủ thực hiện sút. Bóng lúc này có thể đến vị trí của đồng đội, đối phương hoặc ra ngoài biên. Nếu là cú đá phạt trực tiếp, thường trọng tài sẽ đưa tay hướng sang 1 bên.

Những lỗi vi phạm dẫn đến quả phạt 

Thường những quả đá phạt trực tiếp xảy ra khi cầu thủ thực hiện những lỗi nghiêm trọng như: Chạm tay vào bóng hoặc phạm lỗi nặng với cầu thủ đội bạn. Với đá phạt gián tiếp thường được hưởng sau những tình huống ít nghiêm trọng hơn. Quả đá phạt sẽ được thực hiện từ nơi phạm lỗi dù đó là đang ở trong vòng cấm.

Những lỗi vi phạm đá phạt gián tiếp
Những lỗi vi phạm đá phạt gián tiếp

Lỗi đá phạt xuất phát từ thủ môn

Một đội bóng thường sẽ bị trọng tài thổi quả phạt gián tiếp nếu thủ môn phạm phải những lỗi ngay trong vòng cấm như sau:

  • Thực hiện việc giữ bóng quá 6 giây liên tục trên tay.
  • Thủ môn đã dùng tay chạm bóng hoặc bắt bóng khi chạm một cầu thủ nào khác mà đã vào cuộc.
  • Dùng tay chạm hoặc bắt ở tình huống đồng đội chuyền về hoặc ném biên.
  • Chạm hoặc bắt không dứt khoát khi đối phương đang có ý định cướp bóng.

Lỗi dẫn đến đá phạt gián tiếp từ các cầu thủ

Các trường hợp phạm lỗi dẫn đến được hưởng quả đá phạt sẽ xuất phát từ:

  • Phạm lỗi nhưng chưa đạt tới mức độ quá nghiêm.
  • Ngăn cản thủ môn đối phương tiến hành việc đưa bóng vào cuộc sớm.
  • Thực hiện các hành vi cản đường chạy của cầu thủ đối phương.

Những thông tin về đá phạt gián tiếp đã được nêu rõ trong bài viết. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích khi tham gia các giải đấu thời gian tới và hiểu về các tình huống trên sân. Ở bài viết tiếp theo, Cà khịa CTV sẽ giúp bạn hiểu về Cú Poker, hãy cùng đón đọc nhé!